ngôn ngữ Việt Nam ngôn ngữ tiếng Anh
  • Hỗ trợ trực tuyến
    facebook skype twitter
    info@conda.com.vn/ 02363.797377

Văn phòng giao dịch: 72C Nguyễn Hữu Thọ, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng, ĐT: 0236.3797.377 Fax: 0236.3797.377

  • slide trang chu
  • slide trang chu
  • slide trang chu
  • slide trang chu
  • slide trang chu
  • slide trang chu
  • slide trang chu

Danh mục sản phẩm

Tin tức

Tin tức Conda

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác PCCC và CNCH

13/10/2020

Khái niệm “công nghiệp 4.0” xuất hiện lần đầu năm 2013 tại Đức đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Từ đó đến nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lý, số hóa, sinh học đang thay đổi cách tiếp cận của con người trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực PCCC và CNCH.

 

Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

Lịch sử thế giới ghi nhận, nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và hiện đang bước vào giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nếu như cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng hơi nước để cơ giới hóa sản xuất thì cách mạng công nghiệp lần thứ hai lại sử dụng năng lượng điện để tạo ra sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất thì cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) là sự kết hợp các thành tựu khoa học của các lĩnh vực chính gồm: Kĩ thuật số, bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ sinh học, bao gồm các ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; lĩnh vực vật lý như Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions...), công nghệ nano.

Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lĩnh vực PCCC và CNCH đã chứng kiến nhiều thay đổi. Công tác PCCC và CNCH đã và đang áp dụng các công nghệ hiện đại, mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa, ngăn chặn cháy, nổ, xác định nguyên nhân cháy, thể hiện qua các lĩnh vực chính như:

Thứ nhất, hệ thống mạng cảm biến thông minh. Việc sử dụng các mạng cảm biến không dây thông minh để xây dựng khung hệ thống PCCC và CNCH của các công trình có tác dụng phát hiện rò rỉ khí dễ cháy, khói và nhiệt giúp nhanh chóng phát hiện đám cháy, tiết kiệm thời gian so với kích hoạt bằng phương pháp thủ công. Các hệ thống vòi và đầu phun nước chữa cháy có thể được vận hành bằng cảm biến để phát hiện, điều chỉnh áp lực nước, lưu lượng theo mức phù hợp.

Thứ hai, Internet và điện toán đám mây, blockchain. Sự kết nối Internet và điện toán đám mây được thiết lập nhằm thay đổi tất cả các ngành, trong đó có lĩnh vực PCCC và CNCH. Công nghệ này cải thiện sự kết nối giữa con người và máy móc, xóa nhòa ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo. Công nghệ thực tế ảo còn đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, huấn luyện kỹ năng, tâm lý cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp thông qua việc mô phỏng các vụ cháy, tình huống CNCH, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tiết kiệm chi phí thực hành, thực tế. Với công nghệ Internet kết nối vạn vật, tất cả các công trình, hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, trung tâm chỉ huy chữa cháy sẽ được số hóa và kết nối trực tiếp với nhau. Với công nghệ Blockchain, thông tin về các hệ thống nêu trên sẽ được mã hóa, phân cấp dữ liệu phục vụ việc chỉ huy chữa cháy và quản lý nhà nước về PCCC với tính bảo mật và khả năng khai thác thông tin lớn.

Màn hình thực tế ảo hỗ trợ mô phỏng cháy máy bay giúp học viên trải nghiệm nhiều tình huống khác nhau, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hành

Thứ ba, trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách thức hoạt động trong lĩnh vực PCCC và CNCH như việc lập kế hoạch về nguồn lực, mô phỏng, tính toán các mối nguy hiểm cũng như các phương án chữa cháy hiệu quả nhất. Các trung tâm báo cháy sẽ không chỉ đơn thuần báo cháy tới người sử dụng hay các đơn vị chữa cháy gần nhất mà sẽ có khả năng phân tích địa điểm, chất cháy và tự động chữa cháy bằng các hệ thống chữa cháy phù hợp, thậm chí bằng các robot chữa cháy. Trí tuệ nhân tạo còn được sử dụng để phân tích âm thanh phát hiện rò rỉ trong đường ống dẫn khí, qua đó ngăn chặn được các thảm họa cháy do khí LPG.

Robot chữa cháy Colossus được phát triển bởi hãng Shark Robotics, Pháp được trang bị camera nhiệt, cảm biến phóng xạ, động cơ công suất tối đa 4000W có thể chữa cháy, vận chuyển nạn nhân trong các môi trường nguy hiểm.

Ở Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 dường như còn khá mới mẻ, song cuộc cách mạng này đang bắt đầu lan tỏa trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực PCCC và CNCH. Một mặt, cách mạng công nghiệp 4.0 có thể thúc đẩy sự phát triển của quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa, làm tăng nguy cơ cháy, nổ và đặt ra những vấn đề thách thức lớn đối với công tác PCCC và CNCH ở Việt Nam. Nhưng mặt khác, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có thể hỗ trợ cho công tác PCCC và CNCH thông qua các ứng dụng của công nghệ hiện đại như: ứng dụng hệ thống cảnh báo cháy sớm, hệ thống báo động sinh trắc học, hệ thống tự động hóa tích hợp công nghệ mới, thiết bị chữa cháy thông minh công nghệ 4.0 với chip cảm biến nhiệt và khả năng nhận diện người trong khu vực có khói, xe chữa cháy mini công nghệ phun sương nước áp lực cao dạng nano… Các tiến bộ về kết cấu, vật liệu chống cháy, trang thiết bị PCCC và CNCH, hệ thống quản lý nhà nước về PCCC và CNCH sẽ giúp quá trình thoát nạn, chữa cháy và quản lý diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, tốn ít sức người hơn và thu thập được dữ liệu đầy đủ hơn.


Thế Hiệp

VĂN PHÒNG CHÍNH
Add: 28 Thanh Sơn, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Tel: 0236 379 73 77 - Fax: 0236 379 73 78
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH
Add: 72C Nguyễn Hữu Thọ, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Tel: 0236 379 73 77 - Fax: 0236 379 73 77
E-mail: info@conda.com.vn
Copyright © 2015 CONDA JSC - Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn